Trẻ Chậm Mọc Răng Có Sao Không? Biện Pháp Xử Lý An Toàn Nhất

Trẻ chậm mọc răng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Bởi nếu bé chậm mọc răng kéo dài và không được can thiệp có thể dẫn đến viêm thân răng, răng mọc lệch, tác động không nhỏ đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng răng sữa mọc chậm và biện pháp can thiệp để con lớn khôn khỏe mạnh.

Trẻ chậm mọc răng khi nào?

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Trước hết sẽ là chiếc răng cửa hàm dưới, đến răng cửa hàm trên, sau đó là răng cối sữa thứ nhất, tiếp đến là răng nanh. Khi chiếc răng cối sữa thứ 2 mọc cũng là lúc toàn bộ hàm răng sữa của trẻ đã mọc đủ. Lúc này trẻ đang trong độ tuổi từ 2 tới 2 tuổi rưỡi.

Tìm hiểu về tình trạng bé chậm mọc răng
Tìm hiểu về tình trạng bé chậm mọc răng

Thực tế, quá trình mọc răng sẽ được diễn ra theo nguyên tắc cộng 4 như sau:

  • Trẻ 7 tháng: Mọc răng cửa.
  • Trẻ 11 tháng: Có đủ 4 răng cửa giữa (2 răng cửa hàm trên + 2 răng cửa hàm dưới).
  • Trẻ 15 tháng: Mọc thêm 4 răng cửa bên.
  • Trẻ 19 tháng: Mọc 4 răng hàm nhỏ.
  • Trẻ 23 tháng: 4 răng nanh.
  • Trẻ 27 tháng: 4 răng số 5 sẽ mọc (răng này còn được gọi là răng tiền hàm hay răng hàm nhỏ).
  • Trẻ 6-12 tuổi: Răng sữa rụng và dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn.
  • Sau 17 tuổi: Mọc răng khôn.

Điều đó cho thấy mọc răng là một quá trình xuyên suốt. Khi được 12-13 tháng tuổi mà chưa nhú chiếc răng sữa đầu tiên, trẻ bị coi là chậm mọc răng. Lúc này bậc phụ huynh nên đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và tư vấn.

Bé mọc răng chậm do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ chậm mọc răng. Trong đó, các yếu tố có liên quan trực tiếp đến hiện tượng này là thiếu canxi, vitamin D, dư thừa phốt pho, chế độ ăn uống. Cụ thể, căn nguyên khiến bé mọc răng chậm quá được chia thành 2 nhóm:

Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan có liên quan đến những vấn đề từ sức khỏe, chế độ ăn uống, thể trạng của bé:

  • Thiếu canxi

Tình trạng thiếu canxi sẽ cản trở quá trình phát triển mầm răng ở trẻ, từ đó khiến chúng không thể nhú dài khỏi lợi. Ở 6 tháng đầu sau sinh, các em bé chủ yếu bổ sung dinh dưỡng qua sữa mẹ nên hiện tượng thiếu canxi có thể xuất phát từ việc người mẹ ăn kiêng.

  • Thiếu vitamin D

Nếu bị thiếu vitamin D, cơ thể trẻ cũng sẽ không thể hấp thụ canxi phục vụ cho sự phát triển của xương và răng. Do vậy, một số trẻ chậm mọc răng cũng bởi lý do này.

Theo các bác sĩ, đa số trường hợp bé chậm mọc răng do thiếu hụt vitamin D đều bị sinh thiếu tháng. Nếu con thuộc trường hợp này bố mẹ nên cho con tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D, từ đó tăng cường tổng hợp canxi cho cơ thể, thúc đẩy việc mọc răng.

  • Thiếu Menaquinone -7 (MK7)

Menaquinone -7 là vitamin K2 tự nhiên, nó đảm nhận chức năng đưa canxi từ máu vào xương nhằm đảm bảo cho bé mọc răng bình thường. Do vậy, nếu như trẻ đã bổ sung đầy đủ canxi, tắm nắng thường xuyên nhưng lại thiếu hụt MK7 thì khả năng hấp thụ canxi chỉ ở mức 30% so với những trẻ đủ MK7.

  • Thừa photpho

Việc trẻ phải thu nạp một lượng lớn phốt pho cũng sẽ cản trở không nhỏ hoạt động hấp thụ canxi trong cơ thể. Điều này làm cho mầm răng lâu nhú, phát sinh hiện tượng chậm mọc răng. Mặt khác, nếu trẻ quá dư thừa photpho còn có thể bị xơ cứng mạch, suy thận, phình tim to…

Cơ thể dư thừa phốt pho cũng có thể khiến trẻ chậm mọc răng
Cơ thể dư thừa phốt pho cũng có thể khiến trẻ chậm mọc răng
  • Bệnh lý về tuyến yên, bệnh down

Bệnh down, rối loạn hormone tuyến yên cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Bên cạnh đó, những bệnh lý kể trên còn tác động mạnh mẽ đến trí não, chiều cao của trẻ nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.

  • Thể chất kém, thiếu hụt dinh dưỡng

Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ làm gián đoạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điều này cũng khiến bé mọc răng chậm hơn bình thường. Nhóm nguyên nhân nói trên phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn uống của con và có thể khắc phục bằng cách thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày.

Tham khảo: Tưa miệng là bệnh gì? Hình ảnh, cách nhận biết và điều trị

  • Suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp có thể khiến con mọc răng chậm. Nếu thuộc trường hợp này, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được can thiệp sớm nhất bởi bệnh có thể làm trẻ chậm đi, chậm nói, thừa cân…

  • Do bẩm sinh

Một số trường hợp bé chậm mọc răng không xuất phát từ việc thiếu chất hay ảnh hưởng của bệnh về tuyến giáp, di truyền. Bệnh hoàn toàn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bẩm sinh, do vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ thì răng mới có thể mọc bình thường.

Bé chậm mọc răng cũng có thể do yếu tố bẩm sinh
Bé chậm mọc răng cũng có thể do yếu tố bẩm sinh

Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan bao gồm yếu tố di truyền, thời điểm sinh hay mức độ viêm nhiễm khoang miệng cũng có thể làm cho trẻ chậm mọc răng. Cụ thể như sau:

  • Di truyền: Không chỉ với răng sữa, di truyền cũng là yếu tố khiến trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn. Do vậy, nếu đến tháng 12-13 mà con chưa mọc răng sữa thì phụ huynh nên kiểm tra lại tiền sử gia đình.
  • Sinh thiếu tháng: Ở các em bé bị sinh non, thiếu tháng, thiếu cân nặng và phải nuôi trong lồng ấp thì răng sẽ mọc chậm hơn bình thường.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng: Bệnh viêm lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ chậm mọc răng. Bởi lẽ, khi viêm lợi phát triển thì nướu sẽ tổn thương nghiêm trọng, khiến răng sữa khó nhú lên. Một trong những dấu hiệu nhận biết bé mọc răng chậm do viêm lợi là miệng trẻ có mùi hôi, vùng nướu sưng đỏ, trẻ quấy khóc thường xuyên…

Ngoài ra, các bệnh lý gây tổn thương lợi như viêm nha chu, viêm nướu – lợi cũng có thể làm cho bé chậm mọc răng, thậm chí tác động không nhỏ đến răng vĩnh viễn về sau.

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ chậm mọc răng chưa gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của con, bố mẹ cũng không nên vì điều này mà so sánh thời gian mọc răng giữa các trẻ. Bởi lẽ, các giai đoạn mọc răng chỉ mang tính chất tham khảo, tiến trình mọc răng thực tế ở mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau.

Nhiều thống kê đã cho thấy không ít trẻ mọc răng ngay từ khi được 4 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có những trẻ phải đến tháng thứ 9, 10 mới bắt đầu mọc răng. Đồng thời, cũng tùy vào mỗi trẻ mà toàn bộ răng sữa sẽ mọc đủ khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu trẻ đã được 12-13 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi tình trạng này có thể dẫn tới những hệ lụy như:

  • Làm trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn, khiến cho cả hàm răng sau này mọc lệch do răng sữa mọc chậm hơn bình thường.
  • Dẫn tới tình trạng hai hàm do răng sữa chưa mọc nhưng răng vĩnh viễn đã mọc. Sau đó răng sữa mọc và gây nên hiện tượng 2 hàm răng tồn tại song song khiến trẻ vô cùng khó chịu khi ăn uống.
  • Vùng quanh chân răng của trẻ bị viêm nhiễm do răng sữa vẫn còn nằm dưới nướu.
  • Răng sữa “ẩn” sâu dưới nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nên bệnh sâu răng. Ở giai đoạn đầu có thể chỉ bị sâu một chiếc răng nhưng sau đó vi khuẩn sẽ lan rộng và làm sâu cả hàm răng.
Nếu đã 12-13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ không nên chủ quan
Nếu đã 12-13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ không nên chủ quan

Bố mẹ phải làm sao khi bé chậm mọc răng?

Nếu thấy bé chậm mọc răng, trước tiên bố mẹ cần chú ý tới sức khỏe của trẻ. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng giải quyết hiệu quả. Theo đó, các bậc phụ huynh hãy thực hiện những điều sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt cho con

Trường hợp trẻ chậm mọc răng do thiếu hụt canxi hoặc bệnh lý về nướu, nha chu bố mẹ nên:

  • Cho trẻ tắm nắng 30 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 6-8h sáng, nếu em bé có làn da sậm màu thì nên tắm nắng với thời gian dài hơn. Cần duy trì đều đặn điều này cho đến khi trẻ biết đi nhằm tăng cường bổ sung vitamin D, hỗ trợ hoạt động hấp thu canxi của cơ thể.
  • Vệ sinh lưỡi và nướu cho trẻ để làm sạch cặn sữa, từ dó ngăn chặn hiệu quả nhiều bệnh lý về răng miệng ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất không chỉ tác động tới sức khỏe của con mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng sữa. Để răng trẻ có thể mọc bình thường, bố mẹ nên chú ý xây dựng thực đơn cho con theo hướng dẫn sau:

  • Tăng cường sử dụng chất béo, thịt động và đặc biệt là sữa vào trong thực đơn hằng ngày của trẻ.
  • Luôn đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm chất đạm – tinh bột – đường – chất béo trong thực đơn của con. Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm (từ tháng thứ 6 trở đi) bố mẹ nên chú ý cung cấp đầy đủ đạm động vật, chất béo, dầu ăn thực vật khi chế biến món ăn cho bé.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của con nhiều loại hoa quả tươi, trái cây. Riêng những loại hoa quả cứng trẻ chưa ăn được bố mẹ có thể xay làm sinh tố để con uống.
  • Ưu tiên cho trẻ dùng sữa mẹ cho đến hết 24 tháng tuổi, đồng thời nên bổ sung nhiều sữa chua, phô mai cho thực đơn của con.
  • Đảm bảo mỗi ngày trẻ dùng đủ 500-800ml sữa, nhưng không được pha sữa với các loại nước khoáng, nước bột, nước cháo hay nước ép rau củ bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi của trẻ.
  • Rèn luyện cho bé ăn đúng bữa, đủ bữa, hạn chế các bữa ăn vặt.
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con phát triển toàn diện
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con phát triển toàn diện

Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo, bố mẹ cũng nên khuyến khích con vận động, ngủ đủ giấc để tạo ra cảm giác ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Cũng nhờ vậy mà nguy cơ suy dinh dưỡng được loại bỏ, ngăn chặn đáng kể hiện tượng chậm mọc răng.

Địa chỉ khám, điều trị chậm mọc răng ở trẻ

Tình trạng trẻ chậm mọc răng khiến nhiều bố mẹ lo ngại ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể. Do vậy, nếu như bé lâu mọc răng và có các biểu hiện bất thường, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên khoa răng trẻ em để thăm khám. Dưới đây là một số gợi ý:

Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi TW

Bệnh viện Nhi TW là một trong những đơn vị sở hữu chuyên khoa răng hàm mặt trẻ em hàng đầu cả nước. Không chỉ đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt, bệnh viện này còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.. Từ đó đáp ứng tất cả các nhu cầu khám và chữa bệnh về răng miệng cho trẻ em.

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 18/879 thuộc đường Đê La Thành – phường Đống Đa – Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 6273 8532.

Khoa Răng Trẻ Em – Bệnh viện Răng Hàm Mặt HCM

Khoa Răng Trẻ Em có tiền thân là Khoa Chữa răng – Nha chu – Răng trẻ em với nhiệm vụ chính là thăm khám, điều trị bệnh về răng miệng cho trẻ từ 0-4 tuổi. Trong đó, phổ biến nhất là hoạt động khám răng, điều trị tủy răng, nhổ bỏ răng, phục hình răng… bằng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Nhờ vậy mà Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh tại phía Nam.

  • Địa chỉ: Số 263-265 thuộc đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 38 360 191.

Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

Đây là một trong những chuyên khoa lớn, quy tụ nhiều bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm và luôn tâm huyết với nghề. Cũng chính vì lý do này mà mọi bậc phụ huynh đều tin tưởng lựa chọn Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW để khám và điều trị bệnh răng miệng cho con.

  • Địa chỉ: Viện có địa chỉ tại số 40 đường Tràng Thi – thuộc quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3928 5172.

Khoa Răng – Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bệnh viện Nhi Đồng 2 là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ của một chuyên khoa Nhi hạng I dưới sự quản lý của Sở Y tế TP.HCM. Trong đó, Khoa Răng của bệnh viện là nơi quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn tận tình hỗ trợ và thăm khám bệnh răng miệng cho trẻ em. Nếu phụ huynh có con chậm mọc răng có thể tìm đến địa chỉ:

  • Địa chỉ: Số 14 trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 hoặc số (028) 38295724.
Phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám
Phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám

Phòng ngừa tình trạng chậm mọc răng

Để ngăn chặn nguy cơ trẻ sơ sinh chậm mọc răng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn, các mẹ cần lưu ý áp dụng các biện pháp sau:

  • Trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần ăn uống đủ chất, bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau, tuyệt đối không nên kiêng khem. Đặc biệt nên chú trọng nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin… nhằm đảm bảo cho em bé có thể phát triển toàn diện, ngăn chặn nguy cơ mọc răng chậm do thiếu chất.
  • Luôn chú trọng vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách làm sạch lợi, lưỡi của trẻ bằng khăn xô mềm hoặc gạc rơ lưỡi. Từ đó giúp hạn chế tối đa việc vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng và gây nên hiện tượng chậm mọc răng.
  • Ngay từ khi trẻ mới sinh cần duy trì thói quen tắm nắng hằng ngày, điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn giúp hệ xương khớp, cấu trúc răng phát triển bình thường.

Thực tế, trẻ chậm mọc răng chưa quá nguy hiểm. Tuy nhiên để hạn chế tối đa những biến chứng về sau, nếu trẻ đã trên 12 tháng mà chưa mọc răng sữa thì bố mẹ không được chủ quan. Nếu gặp phải tình huống này thì nên thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho con đồng thời liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Xem thêm:

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo