Sún răng ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả

Sún răng là tình trạng ngày càng phổ biến và thường gặp nhất ở những bé có độ tuổi từ 1-3. Khi thấy bé bị sún răng rất nhiều phụ huynh cho rằng đây chỉ là răng sữa và sẽ mọc lại toàn bộ. Chính sự chủ quan này đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về răng miệng ở trẻ nhỏ. Vì thế việc hiểu rõ về sún răng cũng như cách điều trị là đặc biệt cần thiết. Nội dung dưới đây sẽ giúp các mẹ nắm rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh sún răng ở trẻ nhỏ là gì?

Sún răng là bệnh lý ở đường răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này gây phá hủy cấu trúc răng của bé. Trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất răng, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé về sau.

Ban đầu sún răng sẽ gây cứng lợi, hơi thở có mùi hôi, chảy máu,… Sau khoảng 3-4 năm những chiếc răng sún sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Thực chất, răng sữa ở trẻ nhỏ tương tự như răng vĩnh viễn với lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng, ngà răng và cuối cùng là buồng tủy. Thế nhưng phần men răng và ngà răng của răng sữa lại mỏng hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Khi lớp men răng của bé bị hỏng trong thời gian dài và không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng mủn dần và tiêu đi. Quá trình tự tiêu này được gọi là sún răng.

Sún răng là bệnh lý ở đường răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ
Sún răng là bệnh lý ở đường răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nếu như sâu răng gây cảm giác đau nhức khó chịu, thậm chí là sốt thì sún răng ở trẻ lại hoàn toàn ngược lại. Bé sẽ không cảm thấy bất kỳ khó chịu hay đau nhức gì khi bị răng sún đen. Điều dễ nhận biết nhất chính là diện tích răng mất đị rộng, có màu nâu hoặc màu đen.

Ngoài ra nếu như quá trình bào mòn răng ở trẻ không được kiểm soát tốt sẽ lan sang các răng khác. Ở một số bé, tình trạng răng sún có thể làm hở tủy, ngà răng lộ ra ngoài, rất mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng

Răng sữa ở bé vốn dĩ đã rất yếu, phần men răng và ngà răng lại là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn bình thường nên hiện tượng sún răng xảy ra mạnh hơn. Ngoài ra, các nha sĩ cũng cho răng bé bị sún răng có thể do một trong các nguyên nhân sau:

  • Thói quen ăn uống: Nếu như mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ làm bé dễ bị sún răng hơn. Nguyên nhân là lượng đường có trong các loại thực phẩm này có khả năng bám dính rất lâu trên bề mặt răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào lớp men răng yếu ớt, phá hỏng ngà, tủy răng.
  • Bé chăm sóc răng miệng kém: Trẻ nhỏ thường không ý thức được độ quan trọng của việc chăm sóc răng. Vì thế nếu bé không được hướng dẫn đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ thì mảng bám tích tụ tạo thành nơi cư trú cho vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ tấn công khiến bé bị sún răng. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trẻ bị sún răng sữa ở độ tuổi 1-2.
  • Do răng của bé yếu bẩm sinh: Có một số trường hợp ngay khi ở trong bụng mẹ bé đã phải hấp thu các loại thuốc kháng sinh khiến cho hệ thống răng yếu đi. Hoặc khi sinh ra bé hay mắc bệnh, phải uống thuốc kháng sinh. Điều này cũng làm cho độ chắc khỏe của răng giảm đi đáng kể.
  • Thiếu canxi: Canxi là một thành phần quan trọng giúp hệ thống xương và răng ở bé chắc khỏe. Khi cơ thể bé thiếu canxi sẽ khiến cho răng cũng bị ảnh hưởng, cụ thể làm giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Với những trẻ 9 tháng bị sún răng, nguyên nhân có thể là do bố mẹ chưa chú ý đến khâu vệ sinh răng miệng cho bé. Các bậc phụ huynh thường cho bé uống sữa trước khi đi ngủ, thế nhưng nếu không được đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó sẽ dẫn đến tình trạng em bé bị sún răng đen.

Đọc thêm: Niềng răng là gì? Những thông tin quan trọng về niềng răng

Trẻ bị sún răng viêm lợi nguy hiểm không? Giải đáp

Theo quan điểm của nhiều bố mẹ, răng sún sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn sau vài năm. Vì thế việc trẻ sún răng không có gì đáng ngại, không gây nguy hiểm. Thế nhưng các nha sĩ cho biết, bất kể dấu hiệu nha khoa nào ở bé cũng cần được quan tâm và điều trị, kể cả răng sún. Bởi nếu không được chăm sóc, điều trị tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể như:

  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm ở trẻ

Bé sún răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến việc phát âm. Theo nhiều báo cáo y tế đã chỉ ra rằng, trẻ bị sún răng, viêm lợi có nguy cơ nói ngọng cao hơn rất nhiều so với bé có hàm răng khỏe mạnh.

Răng bị sún sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm ở trẻ
Răng bị sún sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm ở trẻ
  • Hạn chế trong việc nhai, nuốt thức ăn

Sún răng ở trẻ em khiến răng gần như bị bào mòn hết và chỉ còn một chút chân răng nằm sát ngay lợi. Việc này khiến quá trình nhai ở bé gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng răng hàm. Nguy hiểm hơn, nếu như vi khuẩn tấn công và ăn đến phần ngà, tủy răng sẽ gây cảm giác đau nhức khi ăn. Bé cũng vì vậy mà trở nên biếng ăn, quấy khóc nhiều hơn, nhất là với những bé 1 tuổi bị sún răng.

  • Khiến răng trưởng thành mọc lệch hoặc mọc ngầm

Răng sữa của trẻ nhỏ có mối quan hệ mật thiết với răng trưởng thành. Khi bé ở độ tuổi từ 5-6, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ được thay thế. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi bé 12-13 tuổi. Tương ứng với mỗi vị trí răng sữa mất đi sẽ có một chiếc răng trưởng thành mọc lên thay thế.

Thế nhưng khi bé bị sún răng quá sớm, từ 9 tháng đến 1 tuổi, nhưng răng cạnh vị trí sún thường có xu hướng mọc lệch về vị trí mất răng. Từ đó khiến cho các răng vĩnh viễn không có đủ không gian để phát triển và gây nên tình trạng chen lấn, mọc lệch, mọc ngầm,… mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

  • Sún răng ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến nướu

Sún răng ở trẻ em đồng nghĩa với việc khu vực tổn thương tập trung một lượng lớn vi khuẩn. Chúng không chỉ phá hủy những chiếc răng sữa mà còn gây ảnh hưởng lớn đến nướu, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời cũng cản trở sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Những tác động này cho thấy, mặc dù răng sữa có thể được thay thế nhưng khi bé bị sún răng bố mẹ cũng không nên quá chủ quan. Chúng có thể không gây đau đớn, hoạt động nghiền thức ăn nhưng lại có liên quan mật thiết đến sự phát triển của cả hàm răng sau này.

Các phương pháp điều trị răng sún ở trẻ nhỏ

Như đã nói, răng sún không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến việc nhai nuốt thức ăn, khả năng phát âm, sự phát triển của răng vĩnh viễn. Vì thế ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu bị răng sún đen bố mẹ cần đưa bé đến gặp nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn điều trị, hạn chế những tác động tiêu cực đến trẻ.

Tuy nhiên về bản chất răng sún không thể điều trị khỏi, chỉ có các biện pháp tác động kiểm soát sự phát triển, lan rộng của vi khuẩn gây bệnh. Nếu can thiệp y tế kịp thời, men răng, ngà răng được bảo vệ thì sau vài năm, răng sữa sẽ rụng và hình thành nên những chiếc răng trưởng thành như bình thường, không có hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm.

Biện pháp khắc phục trẻ sún răng tại nhà

Để nhanh chóng ức chế sự lây lan của vi khuẩn làm sún răng, bố mẹ có thể tham khảo những mẹo sau:

Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối mỗi ngày để hạn chế sún răng
Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối mỗi ngày để hạn chế sún răng

Cho bé súc miệng nước muối

Muối là nguyên liệu quen thuộc với nhiều gia đình, ngoài công dụng như một loại gia vị, nó còn có khả năng kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Chỉ với một vài hạt muối bố mẹ có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây sún răng. Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ chuẩn bị một thìa muối, pha cùng 200ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi cho bé súc miệng vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau khi súc miệng bằng nước muối mẹ nhớ cho bé tráng miệng lại bằng nước sạch.
  • Lưu ý: Cách làm này chỉ phù hợp với những trẻ 3 tuổi bị sún răng hoặc các bé lớn hơn. Với những trẻ 1-2 tuổi bị sún răng chưa biết cách súc miệng thì không nên áp dụng để tránh việc bé nuốt nước muối vào bụng.

Sử dụng lá trầu không

Dùng lá trầu không để cải thiện các vấn đề về răng miệng, trong đó có răng sún là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời. Trong lá trầu không chứa các dược chất có khả năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn tấn công, rất phù hợp với các trẻ bị sún răng viêm lợi. Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng trong vòng 15 phút.
  • Hết thời gian mẹ vớt lá trầu không lên, để ráo và đem giã nhuyễn.
  • Phần bã lá trầu không mẹ đắp trực tiếp lên khu vực răng sún.
  • Hoặc bố mẹ có thể nấu nước lá trầu không để bé súc miệng mỗi ngày.

Rễ cây lá lốt

Trong rễ cây lá lốt chứa một lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng khuẩn vô cùng cao. Vì thế mà nó thường được dùng làm bài thuốc chữa sún hiệu quả, an toàn. Cách làm như sau:

  • Mẹ chuẩn bị rễ cây lá lốt, rửa thật sạch sau đó đem giã nhỏ cùng một ít muối tinh.
  • Chiết lấy nước cốt và thoa lên vị trí răng sún ngày từ 2-3 lần.

Nhờ sự can thiệp của nha sĩ

Những biện pháp dân gian chỉ mang tính tạm thời, không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng trẻ bị sún răng viêm lợi. Nhất là với những trường hợp răng bé đã bị thay đổi cấu trúc, vi khuẩn ăn sâu làm lộ tủy. Lúc này bạn nên đưa bé đến gặp và nhờ nha sĩ can thiệp y tế. Dựa vào tình trạng răng, nha sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

  • Tình trạng sún chưa lan rộng, sún nông: Nếu như răng bị sún nông với diện tích nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định trám răng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, đồng thời bảo tồn răng sữa cho bé.
  • Sún đã lan rộng, gây mòn răng: Tùy theo đổi tuổi của răng nha sĩ sẽ chỉ định giữ hoặc nhổ bỏ.
Mẹ cho bé đến gặp nha sĩ để xác định phương pháp chữa bệnh thích hợp
Mẹ cho bé đến gặp nha sĩ để xác định phương pháp chữa bệnh thích hợp

Sún răng xảy ra ở trẻ em, với những đối tượng sức đề kháng kém nên việc lựa chọn phương pháp điều trị rất quan trọng. Nếu như nhổ răng sớm quá có thể ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này, tăng nguy cơ mọc lệch, mọc quặp vào trong hoặc chìa ra ngoài.

Bài viết liên quan: Bệnh viêm tủy răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Trẻ sún răng nên kiêng gì, ăn gì?

Em bé bị sún răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm cản trở hoạt động nhai nuốt của trẻ. Vì thế để kiểm soát tốt các vi khuẩn gây bệnh, hạn chế viêm nhiễm lan rộng, ngoài áp dụng các biện pháp trên bố mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho bé. Cụ thể:

Những thực phẩm bé nên ăn khi bị sún

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng bạn cần bổ sung cho bé để hạn chế vi khuẩn lây lan, làm hại men răng như:

  • Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Những thực phẩm này có khả năng chống loãng xương, phục hồi bề mặt răng, hạn chế vi khuẩn, axit tấn công. Canxi và vitamin D thường có trong các thực phẩm như: Rau xanh, sữa, hạt đậu khô, cá, phomat,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng kích thích tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm sạch răng, thúc đẩy tái tạo men răng, ngừa sâu răng hiệu quả. Chất xơ có trong: Cà rốt, súp lơ, cà tím, củ cải, rau diếp,… Mẹ nên cho bé ăn tối đa khoảng 200g chất xơ trong mỗi bữa.

Bé nên kiêng ăn gì khi bị sún răng

Ngoài những thức ăn tốt cho răng miệng, để ngăn ngừa sún răng phát triển nặng hơn bố mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm như:

  • Trái cây: Các loại quả như cam, quýt, lựu, táo,… đều chứa axit không có lợi cho men răng của bé. Thường xuyên ăn những loại quả chứa axit sẽ khiến bé bị sún răng.
  • Đồ ngọt: Bánh kẹo, socola, nước ngọt, hoa quả sấy,… là những thực phẩm chứa rất nhiều đường – thức ăn của vi khuẩn. Vì thế nếu né dung nạp quá nhiều đồ ăn chứa đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh khiến ăn mủn dần đi.
  • Thức ăn cứng: Đồ cứng sẽ khiến bé khó nhai nuốt hơn, hơn nữa còn gây tổn thương răng, hại men răng, làm bệnh sún thêm nghiêm trọng.

Gợi ý địa chỉ khám và điều trị răng sún ở trẻ nhỏ

Nếu bé không may gặp phải các vấn đề về răng miệng, bố mẹ nên cho bé đi khám ở một số địa chỉ uy tín sau:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Khoa Răng của bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội là một trong những cơ sở chuyên khám và điều trị các vấn đề về răng, trong đó có răng bị sún. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé thăm khám tại đây. Bệnh viện nằm ở số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline: 024 3928 5172.
Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ
Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ
  • Bệnh viện Nhi TW: Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ. Vì thế rất nhiều phụ huynh đã chọn lựa nơi đây để thực hiện điều trị các bệnh như sún răng, viêm chân răng, nhổ răng,… Bệnh viện có địa chỉ tại số 18/879 La Thành, phường Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 024 6273 8532.
  • Bệnh viện Nhi đồng 2: Đây là bệnh viện chuyên khoa Nhi hạng 1 do Sở Y tế TP.HCM quản lý. Chuyên khoa Răng của bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, và nhiều kinh nghiệm, có thể đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa răng sâu, sún răng,… ở trẻ nhỏ. Bệnh viện có địa chỉ tại số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM. Hotline (028) 38295723 hoặc (028) 38295724.
  • Bệnh viện 108: Khoa Răng của bệnh viện là nơi chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về răng. Hiện tại bệnh viện đang áp dụng rất nhiều kỹ thuật tiên tiến để mang đến cho hiệu quả cao nhất trong khám chữa bệnh. Bệnh viện có địa chỉ tại số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline 024 6278 4129.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt HCM: Nhờ việc ứng dụng kỹ thuật số giúp giảm cảm giác đau đớn, thời gian điều trị mà bệnh viện Răng Hàm Mặt HCM đang trở thành địa chỉ tin cậy số 1 tại khu vực Sài Gòn. Bệnh viện có địa chỉ tại số 265 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, HCM. Hotline 028 3836 0191.

Tham khảo: 

Biện pháp phòng ngừa, bảo vệ răng miệng cho trẻ nhỏ

Để bé luôn có một hàm răng chắc khỏe, không bị sún, bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc răng miệng. Cụ thể:

  • Phụ huynh cần chỉ dẫn bé vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Theo đó ngay khi bé được 1-2 tuổi, phụ huynh nên hướng dẫn con đánh răng, súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ. Đồng thời thường xuyên làm sạch lưỡi cho bé sau khi uống sữa.
  • Xây dựng cho bé chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dung nạp đồ ngọt trước khi đi ngủ. Nếu cần ăn hãy hướng dẫn bé làm sạch khoang miệng rồi mới được đi ngủ.
  • Bố mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh. Bởi những loại thuốc này có thể tiềm ẩn nguy cơ làm hỏng men răng, gây sún răng.
  • Thăm khám định kỳ cho bé từ 3-6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Sún răng là bệnh lý thường gặp, thế nhưng bố mẹ không được chủ quan khi thấy bé có dấu hiệu hư hỏng răng. Ngoài việc thăm khám điều trị răng sún, bố mẹ cũng cần hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng từ sớm để ngăn chặn các vấn đề về nha khoa khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.

Đọc thêm:

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan