Đau răng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Chữa Trị Hiệu Quả

Đau răng là bệnh lý nha khoa mà hầu hết ai cũng sẽ trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến răng đau buốt. Ví dụ như thói quen nghiến răng, sâu răng, viêm nha chu,… Vậy làm sao để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác đau răng và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được trình bày trong nội dung bài viết dưới đây, bạn đọc không nên bỏ qua.

Đau răng là bệnh gì? Triệu chứng

Bệnh đau răng là gì? Theo đó đây là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt của răng bỗng dưng trở nên đau buốt. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tinh thần người mắc.

Đau răng là bệnh lý nha khoa mà hầu hết ai cũng sẽ trải qua ít nhất 1 lần trong đời
Đau răng là bệnh lý nha khoa mà hầu hết ai cũng sẽ trải qua ít nhất 1 lần trong đời

Ngoài ra các bác sĩ nha khoa cho biết, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cảm giác đi kèm đau nhức răng ở mỗi người sẽ có chút khác biệt. Thế nhưng đa số mọi người sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Răng bỗng nhiên cảm thấy đau nhức, phần nướu xung quanh sẽ thấy đau nhiều hơn. Đây được gọi là đau răng sưng nướu.
  • Cơ thể có triệu chứng sốt.
  • Cảm thấy đau nhói mỗi khi răng chạm vào nhau hoặc cắn xuống.
  • Đau nhức mỗi khi nhai nuốt thức ăn; hoặc uống đồ nóng, lạnh.
  • Đau buốt răng có thể kéo dài hoặc xuất hiện thành từng cơn khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi, hoặc có áp lực phát sinh lên răng.
  • Ở một số trường hợp đau răng dẫn đến đau tai, đau răng sưng lợi.

Điểm danh các nguyên nhân gây đau buốt răng

Theo chia sẻ của các bác sĩ nha khoa, đau buốt răng có thể xuất hiện dưới hình thức âm ỉ, ê buốt hoặc từng cơn dữ dội. Đồng thời nó cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do một vài yếu tố kích thích. Thế nhưng chúng ta có thể điểm danh các nguyên nhân chính dẫn đến răng bị đau như sau:

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gây đau buốt răng phổ biến nhất hiện nay. Theo đó tình trạng răng sâu sẽ “đâm thủng” lớp men răng bên ngoài rồi tiến vào ngà răng. Từ đó gây nên những cơn đau nhức răng sâu. Không những vậy, các cơn đau nhức răng sâu sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng do số lượng tổn thương răng đã tăng lên. Lúc này cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy, không còn khả năng cách nhiệt, bảo vệ tủy.

Viêm tủy gây nên đau buốt răng

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh đau răng. Nguyên nhân chính gây nên viêm tủy răng là do vi khuẩn xâm nhập và tấn công tủy răng, làm cho phần tủy này bị sưng lên, đau. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tủy, răng của bạn chỉ hơi nhạy cảm khi bị đồ ăn nóng, lạnh tác động. Thế nhưng để càng lâu, các cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn và kèm theo nguy cơ mất răng.

Đau răng sưng lợi do bệnh lý về nướu

Bệnh lý nướu răng (nha chu) tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bởi chúng diễn biến rất nhanh. Ở trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ gây nhiễm trùng răng, cần phải nhổ bỏ để chấm dứt các cơn đau răng sưng lợi.

Áp xe răng gây ra các cơn đau buốt

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến phần chân răng, các bộ phận xung quanh. Biến chứng của căn bệnh này là viêm tủy, viêm xương, mất răng, viêm hạch, tiêu xương hàm,… Và đau nhiều ở răng chính là triệu chứng điển hình để bạn nhận biết bệnh áp xe.

Áp xe hình thành nên những cơn đau buốt vô cùng khó chịu ở răng
Áp xe hình thành nên những cơn đau buốt vô cùng khó chịu ở răng

Mọc răng khôn

Mọc răng hàm cũng là một nguyên nhân sinh ra các cơn đau buốt răng phổ biến nhất hiện nay. Theo đó răng hàm thứ 3 hay được gọi là răng khôn (răng số 8) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng khi bạn đã trưởng thành. Thông thường, không gian để răng khôn phát triển rất hẹp, thậm chí là không có. Điều này dẫn đến việc răng khôn mọc lên và mắc kẹt giữa xương hàm và nướu. Hơn nữa, vị trí răng khôn mọc rất khó tiếp cận nên việc vệ sinh trở nên khó khăn. Tất cả những điều này dẫn đến:

  • Đau nhức răng hàm
  • Nhiễm trùng vùng nướu
  • Sâu răng

Viêm xoang

Phần chăn răng hàm trên khá gần với các hốc xoang hàm trên. Vì thế nếu bạn bị viêm xoang sẽ ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt, hình thành cơn đau. Những cơn đau răng này có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt của người bệnh.

Đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến triệu chứng đau buốt răng. Ngoài những nguyên nhân trên, bạn có thể bị đau răng do các yếu tố ít gặp được liệt kê dưới đây:

  • Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị vấn đề về răng: Trường hợp bạn điều trị lỗ sâu bằng phương pháp trám răng, bọc răng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng, việc điều trị các vấn đề về răng là cần thiết nhưng đôi khi cũng sẽ gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến đau răng. Thế nhưng, theo thời gian sức khỏe phục hồi, tình trạng đau buốt răng sẽ dần biến mất.
  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng là hành động vô thức thường diễn ra vào ban đêm. Thế nhưng nhiều người không biết rằng việc này tiềm ẩn nguy cơ tổn thương răng nghiêm trọng. Theo đó nghiến răng ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và hình thành ê buốt, đau nhức.
  • Gãy răng: Tình trạng gãy răng có nguy cơ làm lộ các lớp ngà răng, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn. Thậm chí ảnh hưởng đến cả tủy và dây thần kinh. Từ đó gây nên triệu chứng đau buốt răng dữ dội.
  • Bề mặt chân răng bị lộ: Khi xương và nướu bảo vệ chân răng không còn, bộ phận này sẽ bị lộ ra, trở nên nhạy cảm, dễ dàng kích thích. Ngay cả khi đánh răng hoặc nhiệt độ khoang miệng thay đổi bạn cũng cảm thấy đau buốt răng.
  • Loạn năng khớp thái dương hàm: Một trong những nguyên nhân ít gặp dẫn đến bị đau răng chính là loạn năng khớp thái dương hàm. Theo đó ở một số người bị sai khớp cắn, hoặc do thói quen ăn nhai một bên gây nên loạn năng khớp thái dương hàm. Bệnh khiến bạn cảm thấy đau mỗi lần há miệng, có tiếng lạo xạo ở khớp thái dương hàm.

Khi nào người bị đau nhức răng nên đi gặp nha sĩ?

Các chuyên gia khuyến nghị rằng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi có triệu chứng đau răng. Cụ thể như sau:

  • Các cơn đau buốt răng cửa, đau lợi răng, đau nhức răng sâu,… kéo dài hơn 2 ngày.
  • Cường độ các cơn đau tăng dần và có dấu hiệu nghiêm trọng.
  • Xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, đau răng dẫn đến đau tai, đau khi mở miệng.

Khi thấy những dấu hiệu này người bệnh cần nhanh chóng gặp nha sĩ để xác định nguyên nhân. Từ đó nha sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.

Tham khảo: Bệnh viêm nha chu là gì? Biện pháp xử lý triệt để và an toàn nhất

Chẩn đoán triệu chứng răng bị đau

Như đã nói ở trên, để xác định được phương pháp chữa bệnh hiệu quả bạn cần đến gặp nha sĩ. Tại đây nha sĩ sẽ kiểm tra thể chất, tìm hiểu bệnh sử của bạn. Cụ thể nha sĩ sẽ đặt câu hỏi về tình trạng các cơn đau răng của bạn đang gặp phải. Ví dụ như:

Để xác định nguyên nhân gây đau buốt ở răng bạn nên đến gặp nha sĩ
Để xác định nguyên nhân gây đau buốt ở răng bạn nên đến gặp nha sĩ
  • Các cơn đau buốt răng bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
  • Cường độ các cơn đau ra sao?
  • Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau răng sưng nướu.
  • Vị trí cơn đau xuất hiện.
  • Yếu tố khiến các cơn đau ê buốt nghiêm trọng hơn. Ví dụ như khi uống nước đa, ăn đồ cứng răng của bạn sẽ đau hơn.
  • Điều gì giúp các cơn đau thuyên giảm.

Tiếp đến nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng, nướu, hàm, lưỡi, họng, tai, mũi,… của bạn. Đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang, hoặc chuyên sâu hơn để xác định nguyên nhân gây đau buốt răng cửa, đau nhức răng sâu.

Đau buốt răng và phương pháp điều trị

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng để tìm nguyên nhân bị đau răng bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh tối ưu nhất. Dưới đây là những cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc Tây y chữa nhanh các cơn đau nhức răng sâu

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng nha sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp nhất. Và Tây y luôn là phương pháp được chỉ định để nhanh chóng chấm dứt các cơn đau buốt răng. Không những vậy, để tăng hiệu quả điều trị, bên cạnh loại bỏ nhiễm trùng ở các răng sâu, nha sĩ sẽ khắc phục các thương tổn, bảo vệ khu vực nhạy cảm. Dưới đây là các cách chữa đau nhức ở răng theo nguyên nhân gây bệnh.

  • Sâu răng: Trường hợp lỗ sâu nông, chỉ ở phần bề mặt răng, đầu tiên nha sĩ sẽ loại bỏ viêm nhiễm rồi thực hiện trám răng. Thế nhưng, khi lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực tủy răng nha sĩ cần điều trị tủy. Về cơ bản quá trình người bệnh điều trị tủy còn được gọi là rút tủy răng, gồm các bước như: Loại bỏ hoàn toàn tủy răng, bao gồm cả dây thần kinh và mạch máu ở khu vực này. Tiếp đó là vệ sinh sạch bên trong răng rồi hàn lại bằng vật liệu trơ.
  • Áp xe răng: Nếu bạn bị áp xe răng và gây ra các cơn đau răng sưng nướu, có xu hướng nhiễm trùng. Lúc này nha sĩ cần áp dụng liệu pháp kháng sinh. Trường hợp nhiễm trùng lan rộng ngoài liệu pháp kháng sinh bạn cần thực hiện một số quy trình bổ sung để giải quyết triệt để mầm bệnh, tránh lây lan.
  • Áp xe nha chu: Với trường hợp người bệnh bị áp xe nha chu, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thủ thuật dẫn lưu đơn giản để lấy và loại bỏ mủ. Tiếp đó bác sĩ sẽ tiến hành xử lý vết thương, sát trùng nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh có nguy cơ sót lại. Dung dịch kháng khuẩn chứa chlorhexidine thường được sử dụng trong trường hợp này. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ áp xe nha sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh dạng uống cho bạn. Đồng thời, để hỗ trợ quá trình phục hồi của răng bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng nước súc miệng chứa chlorhexidine, đánh răng nhẹ nhàng và rửa với nước ấm để không kích thích đến vết thương.
  • Gãy răng, nứt răng: Nếu bạn bị nứt răng hoặc gãy răng, đặt mão răng (chụp răng giả) là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Mão răng sẽ thay thế cấu trúc răng đã bị phá hủy, đồng thời bảo vệ những chiếc răng yếu không bị tổn thương nặng thêm.
Đặt mão răng là phương pháp điều trị các cơn đau phổ biến nhất
Đặt mão răng là phương pháp điều trị các cơn đau phổ biến nhất

Trên đây là những phương pháp điều trị chuyên khoa giúp cải thiện và ngăn ngừa tổn thương trên răng phát triển. Bên cạnh đó nha sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bạn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể các loại thuốc có thể được chỉ định như:

  • Thuốc giảm đau: Giống như tên gọi, đây là các loại thuốc có công dụng giảm đau nhức răng nhanh chóng. Paracetamol và Aspirin là 2 loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến. Các nha sĩ có thể cho bạn sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh họ Beta lactam với Metronidazol để tăng hiệu quả điều trị. Loại thuốc này có thể diệt các vi khuẩn ái khí và kỵ khí. Trong thời gian dùng thuốc tuyệt đối không được uống rượu bia hay hút thuốc lá.
  • Bổ sung các loại vitamin: Các loại vitamin được chỉ định bổ sung như A, C, B2 và D3.
  • Thuốc Benzocain: Đây cũng là một loại thuốc giảm đau răng sưng lợi vô cùng hiệu quả. Thuốc làm gây tê cục bộ, dịu nhanh các cơn đau tại chỗ. Khi bôi thuốc vào nướu, răng bạn sẽ cảm thấy tê liệt, từ đó chấm dứt cơn đau nhanh chóng, đồng thời giảm áp lực lên xoang.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nếu đau do sâu răng, bệnh lý về nướu, áp lực xoang bạn sẽ được chỉ định loại thuốc này để giảm đau cấp tốc. Thế nhưng thuốc kháng viêm không steroid không được sử dụng lâu hơn 10 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Acetaminophen: Thuốc này chỉ có công dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không thể điều trị viêm nhiễm. Vì thế nó thường được chỉ định khi đau răng cấp, đau dai dẳng, lan rộng.

Bài thuốc Đông y cải thiện bệnh an toàn

Sử dụng bài thuốc Đông y chữa các cơn đau răng cấm, đau lợi răng, đau răng dẫn đến đau tai, đau buốt răng cửa hay đau nhức răng sâu là phương pháp an toàn, lành tính, được nhiều người bệnh tin dùng, đánh giá cao.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả mà người bệnh nên tham khảo.

Bài thuốc số 1: Trị đau buốt nhiều ở răng do nhiệt

Ở thể này, người bệnh khi ăn đồ cay nóng sẽ sinh ra các cơn đau nhức răng. Bên cạnh đó chân răng sưng to, thường xuyên thấy khát nước,… Để nhanh chóng cải thiện tình trạng này bạn có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:

Thành phần:

  • Các vị thuốc sau mỗi loại 8g: Xích thược, thăng ma, mẫu đơn bì, cát căn, liên kiều.
  • Cùng với 12g hoàng cầm, 16g sinh địa hoàng, 4g cam thảo.

Cách dùng:

  • Các vị thuốc sau khi được rửa sạch bạn đem sắc lấy nước uống.
  • Trường hợp đau răng nhiều và lâu không khỏi bạn có thể gia thêm 10g tri mẫu, 6g sài hồ.
Đông y chữa bệnh an toàn và cho hiệu quả lâu dài
Đông y chữa bệnh an toàn và cho hiệu quả lâu dài

Trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn nữa (vẫn do nhiệt) bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Thành phần: 3g tế tân, 3g sinh thảo, 15g sinh thạch cao, 18g sinh địa hoàng, 9h phòng phong, 9h thanh bì, 9g mẫu đơn bì, 9g kinh giới.
  • Cách dùng: Rửa sạch các vị thuốc và sắc nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, bình can, mát huyết, khu phong.

Bài thuốc số 2: Chữa chứng đau nhức răng tái phát thường xuyên

Thành phần:

  • Các vị thuốc sau mỗi loại bạn chuẩn bị 12g: Hậu phác, ngưu bàng tử, kê kim, thạch hộc, sinh địa hoàng.
  • Mỗi loại thảo dược sau 10g: Bạch chỉ, bạc hà, phòng phong, cát căn, địa cốt bì.
  • Cuối cùng là 6g hoàng liên, 18g thạch cao.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày bạn dùng 1 thang, rửa sạch thuốc và đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc số 3: Đau buốt răng do huyết nhiệt uất kết

Thành phần:

  • Các thảo dược sau mỗi thứ 10g: Ô mai, sơn tra, cam thảo.
  • Mỗi loại sau 12g: Uy linh tiên, binh lang, hạ khô thảo.
  • Cuối cùng là 15g đan sâm và 30g thạch cao.

Cách dùng:

  • Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị trên rồi đem sắc nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống, hoạt lạc và tiêu sưng.

Bài thuốc số 4: Trị chứng răng đau lung lay, thường xuyên tái phát

Thành phần:

  • Mỗi loại sau 15g: Cốt toái bổ, hoài sơn.
  • Các vị thuốc sau 10g: Trạch tả, phục linh.
  • Từng vị thảo dược sau 12g: Đan bì, kim ngân hoa.
  • Cuối cùng là 6g sơn thù, 20g sinh địa hoàng, 30g đan sâm.

Cách dùng:

  • Lấy nước rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị trên.
  • Cho thuốc đã sơ chế sạch sẽ vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng chân răng đau nhức, thanh nhiệt, dưỡng âm, tán ứ, mát huyết.
  • Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng 1 thang thuốc.

Đọc thêm: Bệnh viêm lợi là gì? Hình ảnh, chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Gợi ý các mẹo dân gian chữa đau buốt răng

Ngoài các phương pháp trên, nếu như các cơn đau ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà. Cụ thể:

Công dụng của lá trầu không là kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả
Công dụng của lá trầu không là kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả
  • Lá trầu không: Công dụng của lá trầu không là kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Vì vậy người bị đau răng có thể chế biến lá trầu không thành nước súc miệng để cải thiện bệnh. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, 1 nửa thìa muối biển cùng 1 chén rượu trắng nguyên chất. Lá trầu không sau khi rửa sạch bạn giã nát cùng với muối biển rồi trộn lẫn rượu vào, tiếp tục giã. Sau khi đợi 10 phút bạn chắt lấy nước cốt và dùng nó để súc miệng thật kỹ trong vòng 1 phút. Kiên trì sử dụng 2 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Sử dụng muối biển: Đây là cách chữa đau nhức răng sâu đơn giản mà cho hiệu quả cao. Không những vậy muối biển còn có công dụng sát trùng vết thương, tiêu diệt vi khuẩn trong răng sâu rất tốt. Bạn lấy 2 thìa muối biển hòa với 1 lít nước lọc còn ấm, khuấy đều và dùng nó để súc miệng trong vòng 30 giây sau đó nhổ ra. Thực hiện liên tục 3 lần sau khi ăn để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại.
  • Trà bạc hà: Không chỉ có hương vị thơm ngon, trà bạc hà còn dùng để gây tê, giảm đau, diệt khuẩn vô cùng tốt. Ngoài ra trà bạc hà cũng giúp người bệnh có một hơi thở thơm tho. Bạn chuẩn bị 2g lá bạc hà khô, nước sôi. Cho lá bạc hà khô đã rửa sạch vào ấm, đổ nước sôi, hãm trong vòng 15-20 phút rồi chắt ra cốc, đợi nguội rồi lấy để súc miệng.
  • Chườm đá lạnh: Bạn lấy một vài viên đá cho vào túi hoặc khăn vải sạch và chườm lên chỗ răng bị đau nhức trong khoảng 7 phút. Hơi lạnh từ đá sẽ khiến cho vùng răng đau tê cứng lại, người bệnh vì thế không còn thấy đau.
  • Lá ổi non: Búp ổi non là một trong những nguyên liệu có công dụng cải thiện triệu chứng đau ê buốt răng hiệu quả, thực hiện được ngay tại nhà. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp với những cơn đau cấp độ nhẹ. Bạn lấy một nắm lá ổi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, vớt lên và giã nát cùng muối và nước ấm. Lấy tăm bông thấm nước cốt lá ổi và chấm lên vùng răng bị đau. Giữ nguyên như vậy trong vòng 5-7 phút rồi lấy nước sạch súc miệng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Chanh tươi: Đây là loại quả chứa rất nhiều vitamin C và axit giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau hiệu quả. Vì thế bạn có thể dùng chanh để làm giảm đau răng ê buốt hiệu quả. Bạn lấy nước cốt chanh bôi lên chỗ răng bị buốt, để nguyên trong vòng 2 phút sau đó lấy nước sạch súc miệng lại. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sẽ thấy các cơn đau bị đẩy lùi nhanh chóng. Mặc dù vậy bạn không nên lạm dụng mẹo dân gian này vì có thể khiến răng bị bào mòn.

Ăn nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế bệnh phát triển?

Các nha sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh ngăn chặn các cơn đau buốt răng hiệu quả. Vậy người bệnh răng đau nên ăn gì và kiêng gì? Cụ thể như sau:

Thịt gà là thực phẩm không nên ăn khi bị đau buốt răng hàm
Thịt gà là thực phẩm không nên ăn khi bị đau buốt răng hàm

Những thực phẩm không nên ăn khi răng bị đau:

  • Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm cứng, dai, dẻo: Đây là những thực phẩm khiến răng phải hoạt động mạnh hơn, quá trình nhai nuốt sẽ làm cho các cơn đau gia tăng.
  • Không ăn những thức ăn nêm gia vị cay nóng, đồ uống nhiều gas: Nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ khiến nướu bị tổn thương nhiều hơn.
  • Không ăn thịt gà, đồ nếp: Xôi, thịt gà là những thực phẩm có thể khiến tình trạng sưng tấy, phù nề ở răng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt: Sử dụng thường xuyên những thực phẩm này có thể hình thành răng sâu. Từ đó tạo ra các cơn đau nhức răng sâu. Nếu phải ăn những thực phẩm này bạn cần súc miệng hoặc đánh răng thật sạch sau khi dung nạp chúng vào cơ thể.
  • Không uống các loại nước quá lạnh hoặc quá nóng: Chúng gây kích ứng lên khu vực răng bị đau.

Ngoài việc quan tâm nên kiêng ăn gì khi bị buốt răng, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý vấn đề bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Người bệnh nên tăng cường ăn các chất xơ như hoa quả, rau xanh và thịt nạc: Chúng giúp bạn làm sạch các cặn bã và đường tồn tại ở bề mặt răng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nên bệnh răng miệng. Không những vậy những loại thực phẩm này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu quanh răng và chân răng, làm chắc răng hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, photpho và canxi: Cụ thể là gan lợn, thịt dê, gan dê, trứng,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho của cơ thể thể. Từ đó tạo nên sự cân bằng giúp ngăn ngừa các cơn ê buốt chân răng.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi tốt cho răng: Ví dụ như sữa, rau câu, đậu nành, đậu đen, lạc, đậu xanh, mộc nhĩ trắng,…

TOP địa chỉ chữa răng đau buốt uy tín

Các cơn đau ở răng gây ra sự phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý người mắc. Vì vậy việc điều trị triệt để răng đau nhức là vô cùng cần thiết. Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh lý răng miệng. Những bệnh viện dưới đây sẽ là gợi ý để bạn lựa chọn địa chỉ chữa đau nhức răng sâu hiệu quả.

Bạch Mai là bệnh viện chữa trị các vấn đề về răng miệng uy tín
Bạch Mai là bệnh viện chữa trị các vấn đề về răng miệng uy tín
  • Bệnh viện Bạch Mai: Là bệnh viện tuyến Trung ương lớn nhất cả nước, Bạch Mai quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm giúp người bệnh điều trị triệt để các vấn đề về răng miệng, bao gồm cả đau nhức, ê buốt răng. Nếu bạn vẫn đang phân vân địa chỉ chữa bệnh uy tín thì đây chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo. Bệnh viện Bạch Mai có địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, thuộc phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội. SĐT tư vấn 0869 587 728.
  • Bệnh viện 108: Bệnh viện 108 với Khoa Răng chuyên điều trị các vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng ê buốt đau nhức, áp xe răng,… Bệnh viện 108 có địa chỉ tại số 1 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT tư vấn 096 775 16 16.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh: Những người bệnh ở khu vực phía Nam có thể chữa răng bị đau tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi bệnh nhân khi đến đây. Địa chỉ của bệnh viện là số 265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT tư vấn 028 3836 0191.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Đây là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh răng miệng uy tín nhất khu vực Hà Nội. Bệnh viện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, chu đáo. Bệnh viện nằm ở số 40B đường Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. SĐT tư vấn (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
  • Bệnh viện 198: Khoa Răng Hàm Mặt (B8) của bệnh viện được đầu tư trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất hiện đại giúp việc điều trị các bệnh lý răng miệng trở nên thuận lợi và an toàn hơn. Đây chắc chắn sẽ là địa chỉ chữa đau buốt răng uy tín khu vực Hà Nội. Vì thế nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại đây có thể đến địa chỉ số 9 đường Trần Bình, thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. SĐT bệnh viện 0243.837.3747.

Biện pháp phòng ngừa đau buốt răng hiệu quả

Như đã nói, đau răng được hình thành do nhiều nguyên nhân, thế nhưng chủ yếu vẫn là sâu răng. Vì thế bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị trên, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những lưu ý phòng ngừa dưới đây để hạn chế cơn đau tái phát.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để hạn chế các cơn đau
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để hạn chế các cơn đau
  • Thường xuyên đánh răng với kem đánh răng có thành phần là fluoride. Hoạt chất này sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh vì có thể khiến hệ thống men răng bị mài mòn. Đây cũng là một trong những tác nhân góp phần gây nên tình trạng buốt nhức răng. Ngoài ra bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm, nhọn để có thể len lỏi vào từng kẽ răng lấy đi mảng bám tồn dư.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn còn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng để loại bỏ các vi khuẩn còn tồn đọng trong khoang miệng.
  • Khoảng 3-6 tháng bạn nên đi khám răng miệng một lần. Việc này giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề về răng miệng, từ đó có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau buốt ở răng hiệu quả.

Tình trạng đau răng thực tế do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng cơn đau kéo dài dai dẳng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo