Bọc Răng Sứ Bị Hở Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bọc răng sứ bị hở chính là những sai sót không ai mong muốn. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến giảm yếu tố thẩm mỹ đồng thời tác động tới sức khỏe răng miệng tổng thể. Bài viết dưới đây giúp bạn nhận diện kịp thời các vấn đề sau khi bọc sứ và hướng dẫn khắc phục hiệu quả nhất.

5 nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị hở

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến được ứng dụng để khắc phục một số nhược điểm như răng nứt, vỡ, mẻ, men răng ngả màu, răng thưa không đồng đều…. Có rất nhiều chất liệu sứ khác nhau phù hợp với nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của khách hàng. Bên cạnh đó, tuổi thọ của các răng bọc sứ cũng không giống nhau giữa các chất liệu.

Bọc răng sứ bị hở có thể trở thành mối rủi ro đáng lo ngại
Bọc răng sứ bị hở có thể trở thành mối rủi ro đáng lo ngại

Chính vì tính thẩm mỹ cao, giúp khách hàng nhanh chóng có được nụ cười tự tin, hàm răng đều đẹp và không ảnh hưởng tới chức năng nhai, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với phương pháp chỉnh nha nên kỹ thuật này ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan mà bọc răng sứ bị hở có thể trở thành mối rủi ro đáng lo ngại.

Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa chính xác

Thao tác mài răng đòi hỏi sự tập trung và tay nghề cao. Nếu phán đoán sai tỷ lệ mô răng thật cần mài sẽ khiến cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều. Từ đó gây tổn thương chân răng, răng thật sẽ dần suy yếu, tạo cảm giác đau đớn cho khách hàng. Lâu dần, nướu không có độ bám sẽ bị tụt dần, gây ra tình trạng bọc răng sứ bị hở chân răng. Mặt khác nếu diện tích răng sau khi mài vẫn quá lớn có thể dẫn tới khoảng cách với mão răng sứ.

Răng sứ chế tác sai kích thước

Để có được mão răng sứ y như thật đòi hỏi việc lấy dấu hàm cho đến chế tác mão răng sứ cần đạt được sự chính xác tuyệt đối. Nếu dùng dụng cụ lấy dấu hàm sơ sài, sản xuất non tay sẽ dẫn tới mão răng không khớp với cùi răng, khiến chúng không sát khít với nhau, tạo ra khe hở.

Chất liệu sứ kém chất lượng

Bọc răng toàn sứ và bọc răng titan chính là hai loại hình phổ biến nhất hiện nay. Nếu trong quá trình chế tác, nha sĩ sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng với cùi răng và nướu gây ra tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng sứ sẽ dần bị đẩy lên cao làm xuất hiện khe hở.

Bên cạnh đó, răng sứ kim loại là loại có tuổi thọ khá thấp so với răng toàn sứ. Sau một thời gian, phần kim loại sẽ bị oxy hóa khiến răng sứ bị mài mòn, đen chân răng và sẽ tuột khỏi trụ răng.

Keo dán sứ kém chất lượng

Vật liệu dùng gắn mão sứ cũng có khả năng gây tình trạng bọc răng sứ bị hở chân. Nếu keo dán chất lượng kém có thể làm mất kết nối giữa mão và răng. Trong quá trình ăn uống hoặc vệ sinh, va chạm mạnh cũng có nguy cơ tạo khe hở hoặc thậm chí kích ứng lợi. Chính vì vậy, trước khi tiến hành bọc răng, bạn nên yêu cầu rõ ràng với nha sĩ về chất lượng, xuất xứ của keo.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng cường tuổi thọ cho mão sứ và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nha khoa. Tuy nhiên, nếu tiến hành sai cách, nguy cơ hở chân răng sẽ cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở chân răng

Tình trạng bọc răng sứ bị hở hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu như:

  • Khu vực tiếp giáp giữa chân răng sứ với nướu xuất hiện khe hở.
  • Nướu tụt dần và cùi răng thật bị lộ ra bên ngoài.
  • Cảm giác ê buốt hoặc đau nhức khi ăn đồ ăn nóng lạnh hoặc khó chịu khi cắn thức ăn.
  • Thức ăn hay bị mắc vào chỗ phần răng sứ bị hở ra.
  • Đối với các trường hợp bọc răng sứ titan có thể xảy ra tình trạng đen chân răng do quá trình oxy hóa. Bạn nên chú ý kiểm tra hoặc tới thăm khám nha sĩ để phòng ngừa tình trạng hở chân răng.

Biến chứng khi bọc răng sứ bị hở là gì?

Bọc răng sứ bị hở là tình trạng ngoài ý muốn, có thể gây ảnh hưởng tới không chỉ tính thẩm mỹ mà còn tới sức khỏe răng miệng.

Biến chứng khi bọc răng sứ bị hở
Biến chứng khi bọc răng sứ bị hở

Nguy cơ mất răng thật

Mô răng thật sau khi đã được mài phần lớn sẽ trở nên yếu và dễ bị tác động. Mão sứ không sát khít với nướu sẽ tạo ra khe hở khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công. Lâu ngày, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… tổn thương tới răng thật, thậm chí tăng nguy cơ mất răng. Khi tiến hành lắp răng sứ mới, người bệnh sẽ cần thời gian để ưu tiên khắc phục các tổn thương răng miệng.

Bọc răng sứ bị hở dẫn tới hôi miệng

Thức ăn thừa sẽ dễ dàng giắt lại khe hở giữa răng sứ và lợi sẽ gây nên tình trạng hôi miệng kéo dài, khó vệ sinh, gây mất tự tin. Đồng thời, lượng thức ăn liên tục lấp đầy vào sẽ khiến cùi răng bị tổn thương, gây đau nhức, vướng víu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa.

Làm mất thẩm mỹ nụ cười

Mục đích lớn nhất của phương pháp bọc răng sứ là khắc phục nhanh chóng khuyết điểm trên răng, trả lại cho bạn nụ cười tự tin, hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên, nụ cười có thể trở nên thiếu tự nhiên do chân răng bị lộ ra. Ngoài ra, khi răng sứ làm từ titan sẽ tạo khoảng không với nướu đẩy mạnh quá trình oxy hóa, làm đen chân răng, giảm yếu tố thẩm mỹ. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn chất liệu làm từ 100% sứ nguyên chất.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Khi bọc răng sứ bị hở chân răng sẽ gây cản trở tới quá trình nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Người bệnh sẽ có tình trạng lười nhai do cảm giác đau nhức, ê buốt mang lại hoặc biếng ăn. Khi đó, hoạt động của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, gây ra bệnh lý trào ngược, đau dạ dày, đại tràng, táo bón, viêm loét…

Cách khắc phục trình trạng bọc răng sứ bị hở

Đối với các trường hợp bọc răng sứ bị lỗi, bạn nên chủ động tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa đã tiến hành để được áp dụng chế độ bảo hành. Không nên tự ý điều chỉnh, chủ quan để lâu hoặc đi tới cơ sở khác để tiến hành chỉnh sửa.

  • Tại phòng khám nha khoa, đầu tiên bác sĩ sẽ xử lý khi răng sứ bị hở chân bằng cách tiến hành đo đạc lại trụ răng đã mài trước đó để kiểm tra lại kích thước, tỷ lệ, chất lượng mão răng sứ. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng xử lý phù hợp.
  • Cách khắc phục phổ biến nhất chính là phải tháo mão răng sứ cũ ra và tiến hành làm răng sứ mới lại từ đầu. Nếu trong trường hợp nguyên nhân do cùi răng còn thô, không phù hợp với kích thước của mão răng sứ thì bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh lại bằng phương pháp mài kết hợp với thuốc tê.
  • Nếu hở răng sứ lâu ngày gây ra các bệnh lý nha khoa, chuyên gia sẽ tiến hành tháo mão sứ và ưu tiên điều trị dứt điểm trước. Sau đó hẹn lịch tái khám rồi mới tiến hành bọc mão răng sứ mới.

Bọc răng sứ bị hở là sai lầm phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Để tránh những tổn thương tới sức khỏe răng miệng và toàn thân, bạn nên chủ động thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, phát hiện và kịp thời tới điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Array

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo