Viêm Chân Răng Có Mủ Nguy Hiểm Thế Nào? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Viêm chân răng có mủ là căn bệnh khó khả năng lây lan nhiễm trùng diện rộng nên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Vậy làm thế nào để điều trị viêm chân răng có mủ dứt điểm và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra kịp thời?

Viêm chân răng có mủ là gì?

Hiện tượng chân răng hay nướu răng bị vi khuẩn tấn công gây ra nhiễm trùng tạo nên ổ áp xe ở vị trí cuống răng và xung quanh chân răng gọi là viêm chân răng có mủ.

Bệnh lý này sẽ đi kèm các cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau
Bệnh lý này sẽ đi kèm các cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau

Bệnh lý viêm chân răng có mủ sẽ đi kèm các cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau, các cơn đau này sau đó lan ra cả hàm, cổ, vùng tai và lên đến thái dương. Nếu không có phương pháp can thiệp, bệnh có thể diễn biến nặng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe toàn diện thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ

Viêm chân răng có mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề nên cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này để có biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số lý do dẫn đến tình trạng chân răng bị viêm có mủ, bao gồm:

Bệnh viêm quanh răng

Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên khiến thức ăn đọng lại ở các kẽ răng, nằm sâu ở vùng dưới lợi sẽ dẫn tình trạng lợi bị viêm. Chứng viêm lợi khiến hơi thở có mùi, lợi dễ chảy máu, bị sưng đỏ che một phần thân răng.

Khi viêm lợi không được can thiệp và chữa trị kịp thời sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lây lan phát triển dẫn đến nhiễm trùng lợi gây ra tình trạng viêm chân răng có mủ đồng thời khiến xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu.

Sâu răng, viêm tủy răng

Khi răng bị sâu lâu ngày, vi khuẩn sẽ lan xuống đến vị trí cuống răng khiến phần tủy răng bên trong bị ảnh hưởng. Thời gian dài vi khuẩn tiếp tục tấn công sẽ khiến tủy răng bị nhiễm trùng và chết.

Khi viêm tủy răng kéo dài, tình trạng nhiễm trùng sẽ đi sâu xuống vùng cuống răng dẫn đến các ổ áp xe ở chân răng và vị trí cuống răng gây ra viêm chân răng có mủ. Các ổ mủ này sẽ lan rộng lên toàn bộ chân răng rồi lây lan sang các chân răng khác.

Các nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ khác

Trong một số trường hợp đặc biệt như răng bị mọc lệch hay gặp chấn thương khớp cắn, tác dụng phụ do dùng thuốc, rối loạn nội tiết, người bị tiểu đường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu đi cũng có thể dẫn đến bệnh viêm chân răng có mủ.

Triệu chứng của viêm chân răng có mủ

Người bệnh khi bị viêm chân răng có mủ thường gặp cảm giác đau nhói ở vị trí chân răng và phần nướu bao quanh răng. Những cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ và có xu hướng trầm trọng và kéo dài hơn theo thời gian. Bên cạnh đó còn một số biểu hiện khác chứng tỏ chân răng của người bệnh bị viêm và có mủ như:

  • Cơn đau răng lan ra khắp cả hàm, phần tai và cổ
  • Khi nằm nghiêng về phía có răng bị viêm, cơn đau trở nên dữ dội hơn
  • Sưng bên mặt có răng bị viêm
  • Phần nướu răng sưng đỏ và bị nóng hơn chỗ khác
  • Răng trở nên nhạy cảm và ê buốt
  • Răng bị đổi màu và có hiện tượng lung lay
  • Hơi thở có mùi tanh hôi
  • Sưng hạch bạch huyết ở phần cổ hoặc khu vực dưới hàm
  • Sốt
  • Trường hợp khối mủ ở chân răng vỡ, cơn đau sẽ giảm đi rất nhiều, người bệnh sẽ nhận thấy mùi tanh của máu và vị mặn của mủ trong khoang miệng.
Sưng mặt kèm theo các cơn đau răng lan ra khắp hàm là dấu hiệu của viêm chân răng có mủ.
Sưng mặt kèm theo các cơn đau răng lan ra khắp hàm là dấu hiệu của viêm chân răng có mủ.

Biến chứng của viêm chân răng có mủ

Bất kỳ tình trạng, mức độ viêm chân răng có mủ nặng hay nhẹ cũng cần được điều trị nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ngay cả khi túi mủ đã vỡ khiến cơn đau giảm đi, người bệnh vẫn cần gặp nha sĩ để kiểm tra và làm sạch khu vực này tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Tình trạng bệnh nếu kéo dài, các ổ mủ và vi khuẩn có thể lan đến xương hàm, ảnh hưởng đến các bộ phận đầu, cổ, thậm chí là theo mạch máu đi vào não. Từ đó nhiễm trùng răng dẫn đến nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra các dấu hiệu của viêm chân răng có mủ như sốt cao, mặt bị sưng, khó nuốt, tinh thần lơ mơ, lẫn lộn, nhịp tim bị nhanh đều cản trở các hoạt động giao tiếp và ăn uống thông thường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Đọc thêm: Bệnh viêm nha chu là gì? Biện pháp xử lý triệt để và an toàn nhất

Biện pháp điều trị viêm chân răng có mủ

Viêm chân răng có mủ có thể dẫn đến mất răng thậm chí trong một vài trường hợp còn dẫn đến nhiễm máu đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện của căn bệnh này cần tìm ngay các phương pháp điều trị như sau:

Phương pháp điều trị tại nhà

Khi chữa viêm chân răng có mủ tại nhà, người bệnh nên tìm các nguyên liệu lành tính để việc chữa trị được hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn.

Mật ong 

Mật ong có công dụng kháng khuẩn giúp loại bỏ các loại nấm, hại khuẩn gây ra tình trạng sưng, viêm ở lợi. Thêm vào đó, mật ong còn có khả năng che phủ bề mặt lợi, giúp tiêu sưng các vết viêm loét đồng thời xoa dịu các cơn đau rát do viêm nhiễm gây ra.

Mật ong giúp loại bỏ các hại khuẩn gây ra viêm chân răng.
Mật ong giúp loại bỏ các hại khuẩn gây ra viêm chân răng.

Cách làm:

  • Cách 1: Người bệnh dùng tăm bông sạch thấm dung dịch mật ong nguyên chất với lượng vừa đủ rồi chấm trực tiếp vào vị trí chân răng bị viêm.
  • Cách 2: Hoặc người bệnh ngậm khoảng một thìa cà phê dung dịch mật ong nguyên chất khoảng 5 phút rồi làm sạch cả khoang miệng. Mỗi ngày áp dụng phương pháp trị viêm chân răng có mủ bằng mật ong khoảng 3 lần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Hoa cúc

Hoa cúc thuộc loại thảo dược có tính mát có thể kháng khuẩn nên hay được sử dụng như một vị thuốc chữa các bệnh răng miệng. Ngoài ra hoa cúc còn giúp giảm hôi miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng giúp ngăn ngừa và điều trị viêm lợi có mủ.

Cách làm:

  • Người bệnh giã hoa cúc rồi lọc lấy nước uống ngày từ 2 đến 3 lần.
  • Uống nước hoa cúc liên tục trong vòng một tháng sẽ cải thiện được tình trạng viêm chân răng có mủ.

Đinh hương

Đinh hương được đánh giá là vị thuốc chữa sưng lợi có mủ mang lại hiệu quả cao. Vì trong thảo dược này có chứa hàm lượng eugenol cao nên có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn mạnh mẽ đồng thời giúp tiêu sưng và làm dịu các cơn đau hữu hiệu. Ngoài các công dụng trên, đinh hương còn giúp răng giữ được màu trắng sáng và khử mùi hôi trong khoang miệng.

Cách làm:

  • Bạn chỉ cần nhai 5 – 7 nụ hoa đinh hương đã phơi khô đến khi thấy vị trong miệng thì đưa tới vùng bị sưng lợi có mủ.
  • Với mẹo nhỏ này, chỉ ít thời gian sau, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm biến mất dần.

Chữa viêm bằng lô hội

Bên cạnh những tác dụng như giúp đẹp da, có thể dưỡng tóc, lô hội còn có khả năng kháng viêm nên thường được sử dụng để chữa các bệnh răng miệng. Lô hội có thể giảm những cơn đau do viêm chân răng gây ra đồng thời giúp tiêu sưng cho phần răng lợi bị viêm nhiễm.

Lô hội giúp giảm sưng và đau răng vô cùng hiệu quả.
Lô hội giúp giảm sưng và đau răng vô cùng hiệu quả.

Cách làm:

  • Gọt bỏ phần vỏ ngoài rồi lấy gel đắp trực tiếp lên vùng chân răng có mủ.
  • Áp dụng cách trị bệnh bằng lô hội này từ 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.

Kết hợp kinh giới và muối

Lá kinh giới có thể kháng viêm, giảm sưng và chống mưng mủ nên được lựa chọn để điều trị các mức độ viêm và sưng lợi. Trong khi đó muối giúp diệt khuẩn nên khi kết hợp lá kinh giới sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất nhanh chóng.

Cách làm:

  • Thực hiện đun khoảng 200g lá kinh giới với vài hạt muối để làm nước súc miệng hàng ngày.
  • Một ngày hãy súc miệng từ 3 – 5 lần đến khi tình trạng bệnh diễn biến tốt.

Điều trị bằng thuốc

Khi bị viêm chân răng có mủ người bệnh có thể tìm cách xử lý nhanh bằng một số loại thuốc tây y để hạn chế những cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng đặc biệt là ngăn chặn sự tấn công, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. Gingivalis.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến để điều trị tình trạng này bao gồm nhóm thuốc có chứa macrolid hoặc beta-lactam,… Trong một vài trường hợp để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh, bác sĩ còn kết hợp nhóm thuốc kháng sinh trị viêm lợi với hai hoạt chất spiramycin và metronidazol.

Thuốc giảm đau 

Các loại thuốc giảm đau thông thường được nhiều người sử dụng gồm có paracetamol, ibuprofen hay aspirin… đều có khả năng xoa dịu cơn đau nhức do chân răng bị viêm và có mủ gây ra.

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau vì chúng thường chứa một số hoạt chất có khả năng gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và dạ dày.

Các loại thuốc giúp đau răng có thể gây hại đến dạ dày.
Các loại thuốc giúp đau răng có thể gây hại đến dạ dày.

Thuốc kháng viêm non-steroid

Nhóm thuốc kháng viêm Non-steroid thuộc nhóm thuốc chuyên dùng để kháng viêm. Trong nhóm thuốc này thường bao gồm các thành phần chính như diclofenac hay meloxicam… Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid này thường được kê đơn để điều trị các dấu hiệu lợi sưng đỏ, đau nhức và hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng sưng lợi có mủ. Tuy nhiên những người có tiền sử viêm loét dạ dày không sử dụng được nhóm thuốc kháng viêm này.

Thuốc corticosteroid

Corticosteroid chứa các hoạt chất như dexamethason, prednisolon,… nên được đánh giá là nhóm thuốc có tính kháng viêm khá mạnh. Các thành phần này giúp giảm thiểu nhanh chóng các biểu hiện đau nhức, sưng đỏ ở lợi và nướu răng, viêm nhiễm chân răng…Tuy nhiên, nếu lạm dụng và sử dụng thuốc corticosteroid liên tục có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Điều trị tại nha khoa

Khi đến các nha khoa uy tín để chữa viêm chân răng có mủ, bác sĩ sẽ tập trung vào việc vệ sinh vị trí bị nhiễm trùng và giảm những cơn đau. Các biện pháp phổ biến để điều trị tình trạng viêm chân răng có mủ bao gồm:

  • Dẫn lưu khối mủ: Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ ở vị trí chân răng bị viêm để tiến hành dẫn lưu khối mủ. Bước tiếp theo sẽ làm sạch khu vực viêm nhiễm để ngăn ngừa tình trạng lây lan ra xung quanh.
  • Lấy tủy răng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng với mục đích giữ lại chiếc răng bị sâu hay chiếc răng có chân bị viêm. Đầu tiên sẽ tiến hành khoan một lỗ nhỏ trên răng rồi loại bỏ dây thần kinh, tủy răng. Phần phía bên trong răng bị lấy tủy sẽ được bác sĩ  làm sạch trước khi thực hiện phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.
  • Nhổ răng: Trường hợp tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khiến răng bị hư hại nặng không thể phục hồi, người bệnh sẽ được chỉ định nhổ răng rồi tiến hành làm sạch khu vực bị viêm.
  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn trong trường hợp phần viêm ở chân răng đã lây lan ra xung quanh hoặc hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu không chống lại được tình trạng nhiễm trùng.
  • Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Nếu viêm chân răng có mủ xảy ra do dị vật như xương cá hay lông bàn chải…người bệnh sẽ được tiểu phẫu để loại bỏ di vật và làm sạch khu vực bị viêm.

Cách phòng tránh viêm chân răng có mủ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên để tránh tình trạng tốn kém chi phí và thời gian điều trị viêm chân răng, người bệnh nên làm theo các phương pháp sau đây để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh:

  • Đánh răng và chà mặt lưỡi ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluor, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hoàn toàn lấy đi cặn thức ăn giữa kẽ răng, giúp hơi thở luôn thơm mát
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm tẩy trắng và làm sạch răng đã qua sự kiểm định của Bộ Y tế để tránh mua phải hàng giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định để tránh mắc các bệnh dẫn đến viêm chân răng có mủ
  • Tăng cường ăn rau, các thực phẩm giàu chất xơ và trái cây ít đường, bổ sung protein từ thực vật trong các bữa ăn chính nhưng nên hạn chế rượu bia và thuốc lá, đồ ăn ngọt để không gây tổn hại men răng
  • Chú ý đến các dấu hiệu khởi phát của các bệnh răng miệng, thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Hy vọng các thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của viêm chân răng có mủ sẽ giúp người đọc tìm ra được phương án phù hợp phục vụ cho quá trình điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

Xem thêm:

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan