Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Lưu Ý Từ Chuyên Gia

Nhiều người muốn tiến hành bọc răng sứ để có hàm răng đều đẹp trắng sáng nhưng lại e sợ hơi thở sẽ có mùi sau khi làm răng. Vậy bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nếu có thì nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Đáp án của những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Câu trả lời thực chất là có tuy nhiên hiện tượng hôi miệng chỉ xảy ra khi quá trình tiến hành bọc sứ diễn ra không đúng kỹ thuật hay chất lượng răng sứ không đảm bảo.

Bản chất của việc bọc sứ cho răng là sử dụng mão sứ bọc lên trên phần răng bị tổn thương từ vị trí mặt nhai đến khi răng sát khít vào phần nướu răng. Vì thế nếu kỹ thuật bọc sứ không tốt sẽ khiến phần mão răng không được sát khít với phần nướu răng. Khi tình trạng này kéo dài, thức ăn sẽ dắt vào các kẽ răng tạo ra các mảng bám, sau đó phân hủy và khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trường hợp người bệnh bọc sứ bằng răng sứ kim loại cũng rất dễ dẫn đến hôi miệng. Vì sau một thời gian sử dụng, răng sứ sẽ chịu tác động của hóa chất, enzym, từ đó vi khuẩn bị oxy hóa gây kích ứng cho răng thật và phần nướu răng, sau đó gây ra hôi miệng.

Dó đó nếu muốn bọc răng sứ không bị hôi miệng, mọi người hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ có tay nghề cao thực hiện. Quá trình bọc răng sứ cần đúng kỹ thuật và sử dụng mẫu răng sứ chất lượng.

Nếu trong quá trình sử dụng, người dùng phát hiện ra răng sứ xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy ngay lập tức tới cơ sở nha khoa để kiểm tra. Còn trường hợp răng sứ bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu lạ, mọi người phải trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp khắc phục kịp thời đồng thời hạn chế gặp phải những biến chứng xấu cho răng hàm.

Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Việc bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ xuất phát từ nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính vẫn vì các mảng bám thức ăn bị phân huỷ. Nếu kĩ thuật bọc răng sứ của bác sĩ không tốt sẽ gây ra tình trạng mão răng sứ lung lay, không được sát khít với nướu. Điều này khiến thức ăn dễ bám vào các kẽ răng sứ. Bên cạnh đó, trường hợp răng sứ bị nứt vỡ hoặc có rãnh sâu cũng có thể khiến thức ăn đọng lại và hình thành nên mảng bám.

Nếu bị mắc bệnh hôi miệng trước khi bọc răng sứ thì các chất dịch, nước bọt… trong miệng tác động vào răng sau khi đã bọc sứ sẽ làm cho hiện tượng hôi miệng trở lên nặng hơn.

Chất lượng răng sứ không tốt cũng là lý do khiến hơi thở có mùi vì các dòng răng sứ bằng kim loại hay  nhựa có thể gây kích ứng cho cả răng thật và nướu. Vì trong môi trường miệng, các sườn kim loại của răng sứ sẽ bị biến chất và tạo nên mùi hôi khó chịu.

Thêm vào đó việc chăm sóc vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu có cơ hội xuất hiện. Thức ăn không chỉ còn sót lại trong kẽ chân răng mà còn có trên bề mặt lưỡi tạo thành các mảng bám. Nếu lưỡi không được làm sạch trong một thời gian dài cũng sẽ dẫn đến triệu chứng hôi miệng.

Xem thêm:

Mảng bám thức ăn bị phân hủy là nguyên nhân chính gây nên chứng hôi miệng sau khi bọc răng sứ
Mảng bám thức ăn bị phân hủy là nguyên nhân chính gây nên chứng hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến bọc răng sứ bị hôi miệng là:

  • Người bệnh ăn uống quá nhiều các loại thức ăn chứa các chất gây mùi
  • Răng thật và phần nướu lợi bị dị ứng với các thành phần trong răng sứ
  • Phần nướu và lợi bị lở loét do cắn môi má, tì đè lên nướu
  • Hình dáng răng sứ không hài hòa với vị trí môi má lưỡi gây cản trở sự lưu thông của nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Giải pháp điều trị

Hôi miệng khiến mọi người e ngại và mất tự tin khi giao tiếp nên khi bị hôi miệng sau khi bọc răng sức, mọi người nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và xác định nguyên nhân. Khi biết nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục cụ thể.

  • Nếu hôi miệng bắt nguồn từ kỹ thuật sai: Người bệnh sẽ được bác sĩ điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ mới.
  • Nếu hơi thở có mùi do chế tác răng sứ bị sai lệch, từ đó tạo nên các khe hở làm thức ăn bị giắt vào: Bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tiếp theo người bệnh sẽ được lấy lại chỉ răng mới và chế tác răng sứ mới. Cuối cùng bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão sứ mới vào cùi răng.
  • Nếu lý do hôi miệng bắt nguồn từ các bệnh lý  răng miệng khác: Người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh đó.
  • Nếu người bệnh có cơ địa nhạy cảm dị ứng với sườn kim loại của răng sứ:  Bác sĩ sẽ thay thế loại răng sứ cũ bằng dòng răng sứ toàn sứ để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng.

Được biết, có hàng ngàn câu hỏi được đặt ra cho nha sĩ về vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng không hay làm cầu răng bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Lắp răng sứ có bị hôi miệng không?

Thật ra, việc làm răng, bọc răng sứ có hôi miệng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất vẫn là do thói quen vệ sinh răng miệng của bạn. Do đó hãy vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách nhé.

Người bệnh sẽ được bác sĩ điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ mới nếu bị hôi miệng do kĩ thuật sai
Người bệnh sẽ được bác sĩ điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ mới nếu bị hôi miệng do kĩ thuật sai

Cần lưu ý những gì để bọc răng sứ không bị hôi miệng

Khi có mong muốn bọc răng sứ, mọi người nên tìm đến địa chỉ nha khoa bọc răng sứ uy tín sở hữu các bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn và tay nghề cao. Vì điều này sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng bị hôi miệng do sự cẩu thả, sai kỹ thuật gây ra. Ngoài ra, muốn phòng ngừa hôi miệng thì sau khi bọc sứ, mọi người còn cần chú ý:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm kết hợp với kem đánh răng có chứa fluor. Khi chải răng, thao tác nên nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng để hạn chế tình trạng vi khuẩn gây hại tồn đọng nhiều trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không tới được 2 – 3 lần một ngày để lấy đi mảng bám giữa các răng.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng một cách triệt để. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng máy tăm nước để vừa làm sạch hoàn toàn vừa có thể massage để cải thiện sức khỏe của nướu.
  • Hạn chế ăn nhai các thức ăn quá cứng, quá dai sau khi bọc sứ để tránh làm răng sứ bị bể, giúp tuổi thọ của răng sứ kéo dài hơn
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi như mắm tôm, tỏi, hành,…để răng sứ luôn trắng đẹp không có mùi
  • Tập thói quen nhai ở cả 2 bên hàm để tránh tình trạng bị lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, việc ăn nhai đúng cách còn giúp răng có thể tự làm sạch cho nhau. Nếu chỉ nhai một bên hàm, nguy cơ mảng bám tích tụ sẽ cao hơn, điều này dễ gây hư hại đến răng.
  • Duy trì thói quen kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa mỗi năm 2 lần để cạo vôi và kiểm tra độ sát khít của răng sứ. Việc này giúp người bệnh có thể xử lý kịp thời nếu răng sứ có dấu hiệu bất thường.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bọc răng sứ có bị hôi miệng không? đồng thời giúp độc giả tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc phục và phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi sau khi bọc sứ cho răng. Hy vọng các thông tin này giúp ích được mọi người trong quá trình bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Tham khảo thêm:

Array

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

mess zalo