Phương pháp nhận biết điều trị và phòng ngừa áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn là chứng bệnh không ai mong muốn vì nó gây ra những cơn đau răng dai dẳng, mùi hôi miệng khó chịu và cả những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vậy làm sao để phòng ngừa và điều trị tình trạng mọc răng khôn bị áp xe một cách dứt điểm? 

Áp xe răng khôn là gì?

Áp xe răng khôn là chứng bệnh xuất phát từ tình trạng răng bị nhiễm trùng. Khi răng khôn của người bệnh bị sâu nặng và vỡ ra, buồng tủy của răng sẽ bị lộ. Việc này tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào buồng tủy rồi đi đến ống tủy gây ra chết tủy. Phần tủy bị chết tạo thành khối mủ dưới chân răng, tình trạng này gọi là áp xe.

Áp xe răng khôn là chứng bệnh xuất phát từ tình trạng răng bị nhiễm trùng
Áp xe răng khôn là chứng bệnh xuất phát từ tình trạng răng bị nhiễm trùng

Áp xe răng có thể xuất hiện ở bất cứ chiếc răng nào trên cung hàm. Tuy nhiên răng khôn thường có nguy cơ cao bị áp xe hơn những chiếc răng còn lại vì nó nằm ở vị trí trong cùng, rất khó vệ sinh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sâu răng tấn công.

Biểu hiện của áp xe răng khôn

Những triệu chứng của áp xe thường không khó để nhận biết. Vì thế, khi thấy một trong những biểu hiện sau đây, người bệnh nên sớm tìm phương pháp điều trị để tránh lây lan sang các răng bên cạnh.

  • Khoang miệng xuất hiện những nốt phồng như vết bỏng nước
  • Các cơn đau nhói ở răng khôn đến bất chợt và có khả năng kéo dài
  • Cơn đau răng đi kèm các triệu chứng ù tai, đau nhức tai, đau đầu
  • Mặt đỏ lên, bị sưng và mất cân đối
  • Nướu răng đổi màu bất thường
  • Răng khôn hơi lung lay
  • Các răng toàn hàm đặc biệt là vị trí răng khôn nhạy cảm hơn khi nhai nuốt các loại thức ăn đặc biệt là thức ăn nóng, lạnh
  • Miệng có mùi hôi
  • Sốt, cơ thể suy nhược, uể oải mệt mỏi

Nguyên nhân gây áp xe răng khôn

Người bệnh bị áp xe răng răng khôn bắt nguồn từ việc vi khuẩn xâm nhập và tuỷ răng và các mô mềm. Vi khuẩn xâm nhập do một số nguyên nhân sau đây:

  • Răng khôn mọc lệch làm phần nướu và các răng bên cạnh bị ảnh hưởng gây ra nhiễm trùng khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công.
  • Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng không dễ vệ sinh làm thức ăn bị đọng lại tạo thành mảng bám. Vi khuẩn từ mảng bám gây nhiễm trùng dẫn đến sâu răng.
  • Những bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy cấp… lâu ngày không được điều trị dứt điểm cũng là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Khi vi khuẩn ở lại trong răng sẽ khiến tủy tiết ra độc tố tạo ra các ổ áp xe.
  • Răng bị ngoại lực tác động hoặc bị va đập mạnh khiến răng bị sứt, mẻ sẽ khiến tốc độ phát triển của các ổ áp xe răng nhanh hơn rất nhiều.
  • Một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, đái tháo đường… khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu làm gia tăng nguy cơ răng lợi bị nhiễm trùng.

Biến chứng của áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn được liệt kê vào danh sách các bệnh lý răng miệng nguy hiểm cần được điều trị dứt điểm. Vì nếu không được can thiệp kịp thời căn bệnh này sẽ mang nhiều biến chứng nghiêm trọng, cụ thể như:

Áp xe răng khôn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt

Răng khôn bị mọc lệch hay mọc ngầm vốn đã gây ra nhiều phiền toái lại cộng thêm ổ áp xe sẽ khiến việc ăn uống sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của người bệnh gặp khó khăn nhân đôi.

Người bệnh sẽ không thể ăn uống một cách ngon miệng vì bị các cơn đau răng làm phiền đặc biệt khi ăn đồ ngọt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thêm vào đó một vài trường hợp mọc răng không bị áp xe còn gây nhức xương hàm, bị sưng má và bị đau cả một vùng trên khuôn mặt. Từ đó người bệnh khó để cười nói tự nhiên dẫn đến mất tự tin vì gặp khó khăn trong giao tiếp.

Ngoài ra  việc các triệu chứng của áp xe răng khôn như đau nhức hay nóng sốt kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của người bệnh.

Áp xe răng khôn khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau răng dữ dội.
Áp xe răng khôn khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau răng dữ dội.

Áp xe răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Việc thiếu ngủ, ăn uống khó khăn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện của người bệnh. Khi áp xe răng khôn kéo dài sẽ khiến chân răng không còn trụ vững trong xương ổ răng gây nên tình trạng mất răng. Thêm vào đó áp xe răng khôn còn đi kèm một số bệnh như viêm nha chu gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống răng miệng.

Ngoài ra vi khuẩn từ khối áp xe còn có thể đi đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Thông qua mạch máu vi khuẩn đi đến não dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm não và gây hôn mê khiến tính mạng của người bệnh gặp nguy hiểm.

Phương pháp điều trị áp xe răng khôn

Áp xe răng khôn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nó gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Vì thế khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên, người bệnh cần tìm ngay các phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ khắc phục biến chứng áp xe răng tại nhà

Khi chưa có điều kiện để đến các cơ sở nha khoa người bệnh có thể sử dụng một số mẹo chữa áp xe răng khôn tại nhà sau đây:

Nước muối

Nước muối là phương pháp đơn giản nhưng luôn mang lại hiệu quả cho các bệnh răng miệng. Vì nước muối có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và làm thuyên giảm cơn đau do áp xe răng khôn mang lại. Do đó không chỉ riêng người bị áp xe, mọi người đều nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày, sau khi đánh răng.

Sử dụng Baking soda

Baking soda là một nguyên liệu lý tưởng để điều trị tình trạng mọc răng khôn bị áp xe vì nó có tính năng kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám và giảm viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.

Cách làm:

  • Dùng một muỗng cafe bột baking soda thêm vài hạt muối rồi hòa tan với 1 cốc nước.
  • Sau đó ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra.
  • Thực hiện 2-3 lần phương pháp này, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của áp xe răng khôn thuyên giảm đáng kể.

Trà túi lọc

Trà túi lọc có khả năng kháng khuẩn, giảm mùi hôi miệng đồng thời giúp giảm các cơn đau tạm thời do khối áp xe ở răng khôn gây ra. Sau khi uống trà xong người bệnh sử dụng túi trà chườm trực tiếp lên trên vị trí răng số 8. Người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương được coi như phương thuốc điều trị áp xe răng khôn tại nhà vì đặc tính chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả của nó. Người bệnh chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương vào cốc nước ấm rồi sử dụng nước đó để súc miệng ngày 2 lần. Người bệnh sẽ thấy tình trạng bệnh chuyển biến tích cực.

Lá trầu không

Lá trầu không là phương pháp chữa áp xe răng khôn vô cùng hiệu quả vì đặc tính giảm đau, kháng viêm của nó.

Cách làm:

  • Lấy 3 lá trầu đã được rửa sạch đi xay nhuyễn với một ít nước sạch và một ít muối.
  • Tiếp theo khuấy đều hỗn hợp này rồi đợi phần lá trầu lắng xuống đáy.
  • Sau đó lọc lấy phần nước trong ở phía bên trên để súc miệng sẽ khiến những cơn đau do áp xe giảm xuống và biến mất dần.

Điều trị tại các nha khoa uy tín

Người bệnh nên điều trị tình trạng này tại các nha khoa uy tín để quá trình điều trị bệnh được an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau đồng thời kết hợp cùng một số loại thuốc cần thiết nếu cần.

Nha sĩ sẽ sử dụng phương pháp dẫn lưu áp xe, điều trị tủy hay nhổ bỏ răng tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Nha sĩ sẽ sử dụng phương pháp dẫn lưu áp xe, điều trị tủy hay nhổ bỏ răng tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Dẫn lưu áp xe

Nếu khối áp xe ở răng khôn có kích thước lớn, người bệnh sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tiếp theo bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ trên lợi rồi từ đó dẫn lưu áp xe thông qua vết cắt này.  Cuối cùng các vết thương sẽ được làm sạch bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc một số dung dịch có tính sát trùng chuyên dụng trong nha khoa.

Điều trị tủy

Khi răng khôn bị vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy, phương án điều trị tủy sẽ là lựa chọn thích hợp. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy sạch những phần tủy bị viêm rồi thực hiện làm vệ sinh lại buồng tủy, ống tủy đồng thời phục hồi cho thân răng một cách thẩm mỹ.

Tuy nhiên, tuổi thọ của chiếc răng bị lấy tủy sẽ suy giảm, răng bị yếu dần, theo thời gian chuyển dần sang màu đen và dễ bị gãy vỡ hơn những chiếc răng bình thường. Nếu có thể giữ gìn răng miệng tốt, người bệnh có thể ăn nhai trong vòng từ 15 – 25 năm.

Nhổ bỏ răng khôn

Thông thường các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng cho người bệnh hết sức có thể nếu răng có thể chữa trị hay phục hồi. Tuy nhiên trong những trường hợp sâu răng dẫn đến áp xe răng ở mức độ nặng làm răng bị hư hại quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Đặc biệt khi răng khôn mọc lệch và không có vị trí quan trọng trên cung hàm, việc nhổ răng sẽ vô cùng cần thiết.

Tham khảo: Top 15 Địa Chỉ Nha Khoa Ở Hà Nội Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu

Sử dụng thuốc

Người bệnh bị áp xe không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị áp xe bác sĩ hay sử dụng trong quá trình điều  trị:

  • Nhóm Penicillin: Nhóm Penicillin là kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng quá trình chữa áp xe răng. Tuy nhiên có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhóm kháng sinh này. Vì vậy trong một số trường hợp nhóm thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra Penicillin còn có khả năng gây dị ứng nên người bệnh cần phải thận trọng tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Nhóm Azithromycin: Nhóm Azithromycin thường được chỉ định cho người bệnh bị dị ứng với nhóm thuốc Penicillin.  Nhóm thuốc này giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Người bệnh khi sử dụng các thuốc chứa Azithromycin cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn trực tiếp để tránh một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn…
Nhóm Penicillin là kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng quá trình chữa áp xe
Nhóm Penicillin là kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng quá trình chữa áp xe

Biện pháp phòng ngừa áp xe răng

Áp xe răng khôn đi kèm những triệu chứng khó chịu đồng thời mang tới các biến chứng khó lường nên mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau để hạn chế tối đa khả năng mắc căn bệnh này:

  • Chải răng ít nhất 2 lần một ngày  sau khi ăn bằng bàn chải mềm đồng thời dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám. Ngoài ra nên súc miệng bằng nước muối pha loãng để răng miệng được làm sạch một cách tối ưu nhất.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và canxi để giúp răng chắc khỏe chống lại vi khuẩn. Lưu ý hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho men răng
  • Khám nha khoa một năm 2 lần để cạo vôi răng, phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có kịp thời.

Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quát về áp xe răng khôn để có phương án phòng ngừa và điều trị phù hợp khi chẳng may mắc phải căn bệnh răng miệng này.

Xem thêm:

Đánh giá của khách hàng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

mess zalo